Với lịch sử hơn 4 ngàn năm xuất hiện, cây chùm ngây có ở Châu Phi và Châu Á. Được biết cây chùm ngây rất được trân trọng ở vùng đất Phật giáo Ấn độ với tên là cây Độ sinh.
Ở Việt Nam chùm ngây có nhiều ở khu vực bảy núi An giang, Ninh thuận, Bình Thuận… Thuở sơ khai người ta chỉ biết đây là loại cây mọc hoang với tên gọi là cây Ba Đâu Dại.
Ngoài ra, cây chùm ngây còn phổ biến với nhiều các tên tiếng anh đươc dịch ra là “cây vạn năng”, “ cây kỳ quan”…
Công dụng thần kỳ của cây chùm ngây
Khoảng vài thập niên trở lại đây từ một loài cây hoang dại ít được chú ý lại trở thành tâm điểm cho những nghiên cứu y học. Ngay sau đó, những phát hiện tích cực về cây chùm ngây lại dậy lên mối quan tâm cho nhiều người.
Hầu hết các bộ phận của chùm ngây như lá, thân, vỏ, hoa, quả và hạt đều có thể sử dụng. Chùm ngây được xếp vào hàng những loại thảo dược quý vì vừa cung cấp chất dinh dưỡng, vừa là nguyên liệu làm thuốc lại vừa có thể kết hợp sản xuất mỹ phẩm.
Xét về mặt y học những hoạt chất có trong các bộ phận của chùm ngây có tác dụng kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn, ngăn ngừa ung thư, tiểu đường thiếu máu, hạ huyết áp và hạ cholesterol, chống oxy hóa…
Xét về khía cạnh dinh dưỡng lá chùm ngây có hàm lượng cao các loại Vitamin có lợi là cứu tinh hiệu quả cho các bà mẹ thiếu sữa hay trẻ em suy còi.
Cách dùng Cây Chùm Ngây
Đối với lá cây chùm ngây có thể dùng để ăn sống hoặc nấu canh như các loại rau thông thường. Ngoài ra có thể dùng để xay sinh tố, xay 20gr lá chung với 2 muỗng cafe sữa, 2 muỗng café đường sữa uống.
Dưỡng da, có thể giã nhuyễn 20g lá chùm ngây rồi làm mặt nạ dưỡng da. Tuy nhiên chỉ nên thoa lên mặt trong thời gian dưới 10 phút, khoảng 7 phút là được. Mỗi ngày có thể thực hiện 2 lần sau một tuần sẽ thấy rõ hiệu nghiệm.
Hoa chùm ngây có nhiều mật ngọt và giàu dinh dưỡng, phơi khô dùng nấu lấy nước uống như một loại trà. Trái chùm ngây non dùng xào, nấu canh, hầm xương, ninh súp như đậu cô ve và cho hương vị gần tương tự măng tây. Khi già, hạt chùm ngây có thể rang ăn như đậu phộng. Rễ non ăn sống hoặc làm gia vị như mù tạt.
Một số lưu ý
Mặc dù chùm ngây không có độc, ngày nay được nhiều hộ gia đình trồng để cung cấp nguồn thực phẩm sạch mỗi ngày cho gia đình. Tuy nhiên, cũng đừng nên quá lạm dụng khi sử dụng loại thực phẩm này. Đặc biệt là phụ nữ đang mang thai.
(Khi có thai, hormon thai nghén là progesterone bài tiết làm mềm tử cung khiến cơ tử cung không co bóp. Còn alpha-sitosterol trong rau chùm ngây gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai. Vì thế các nhà khoa học nhắc nhở “phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây”.)
Lá chùm ngây khô
Ngoài lá tươi thì lá cây chùm ngây khô cũng được dân gian phổ biến sử dụng. Vì đảm bảo hoàn toàn nguồn dinh dưỡng và tác dụng như rau tươi. Thông thường lá chùm ngây được hái, sau đó phơi khô, nấu nước uống. Do đặc tính làm mát nên được dùng như trà uống hàng ngày.
Trà chùm ngây tốt cho giấc ngủ của người lớn tuổi, kích thích hệ tiêu hóa, và tham gia ngăn chặn các bệnh về đường ruột, suy nhược, đau nhức…
Không một bộ phận nào của chùm ngây là không cần thiết đối sức khỏe. Hạt chùm ngây cũng không chỉ là món ăn ngon mà còn là liều thuốc có lợi đối với sức khỏe. Với tác dụng trị táo bón, sưng tấy, thanh nhiệt, giải độc cơ thể…
Hạt chùm ngây được thu hái rang lên, có độ giòn béo như đậu phộng là món ăn ưa thích của nhiều người. Ngoài ra, còn được ép làm dầu ăn, rất tốt cho sức khỏe người dùng.
Thảo dược chùm ngây có dạng thân gỗ, vì vậy người dùng cũng không quên sử dụng bộ phận này để làm thuốc và hỗ trợ cơ thể. Thân chùm ngây được xắt lát phơi khô rồi nấu uống như lá và rễ.
Thân cây chùm ngây qua nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy khả năng phản ứng rất tốt với bệnh tiểu đường, các bệnh về gan và huyết áp. Ngoài ra, với phần lớn vitamin có trong chùm ngây có thể hỗ trợ chống còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ, và tham gia vào quá trình dưỡng da cho nữ giới.
Như hầu hết các loại thảo dược, phẩn rễ được đánh giá cao về phần dưỡng chất. Tất nhiên chùm ngây cũng vậy, người ta dùng rễ chùm ngây phơi khô để điều trị các bệnh về tuần hoàn, hạ đường huyết, giảm cholesterol, thanh nhiệt, mát gan…
Cơ bản thì rễ được sắc lấy nước uống. Cứ khoảng 100g nấu với 2 lít nước, cạn xuống 1 lít là chắt ra phích. Nấu tiếp phần bã còn lại với 1,5 lít nước cạn xuống còn 0.5 lít sau đó hòa lại với lượng nước ban đầu. Chia ra nhiều lần uống trong ngày.
Xem thêm:
- Cách trang điểm tự nhiên cho cô nàng công sở
- Tóc xoăn ngắn kiểu Hàn Quốc
0 nhận xét:
Đăng nhận xét